VĂN HÓA VIỆT NAM

LỄ HỘI OK OM BOK, DẤU ẤN VĂN HÓA TÂM LINH ĐẶC SẮC CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH

Bạn quá nhàm chán với cuộc sống tất bật hiện tại? Bạn muốn làm mới mình? Bạn thích du lịch? Bạn mê những trải nghiệm mới lạ? Bạn thích khám phá những vùng đất mới?

Đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn!

Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm không thể quên trong chuyến hành trình khám phá vùng đất sông nước mênh mông này.

Hãy cùng vanhoahoinhap.com tìm hiểu xem lễ hội này có gì là thu hút đến thế nhé!

Lễ hội Ok Om Bok ở tỉnhTrà Vinh là một trong 3 lễ hội dân gian lớn nhất của đồng bào Khmer, được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2014

1. Nguồn gốc ra đời của lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Lễ hội Ok Om Bok hay lễ hội Cúng trăng là một trong những lễ hội dân gian lớn nhất trong năm của tộc người Khmer. Theo tiếng Khmer “Ok” có nghĩa là đút và “Om Bok” có nghĩa là cốm dẹp, vậy lễ hội này còn được người Khmer gọi với cái tên thân thương là lễ hội Đút cốm dẹp.

Theo quan niệm của người Khmer, mặt trăng được tôn kính như một vị thần cai quản thời tiết, điều hòa mùa màng. Điều này được lý giải từ chính thực tế, khi Mặt Trăng liên quan mật thiết đến chế độ thủy văn và ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ. Chính vì thế, vào độ chuyển giao từ mùa mưa sang mùa nắng, sau khi kết thúc mùa gieo trồng, người Khmer sẽ tổ chức lễ hội Ok Om Bok như một lời chúc và cảm tạ thần linh, đồng thời gửi gắm những ước vọng về một mùa thu hoạch bội thu.

Tuy nhiên, một điều thú vị là, Lễ hội Cúng trăng của đồng bào Khmer còn mang một ý nghĩa khác, gắn liền với niềm tin tôn giáo. Vào ngày rằng tháng 10 âm lịch, người dân Khmer tổ chức lễ hội cúng trăng ngoài ý nghĩa cảm tạ vị thần Mặt Trăng còn nhằm tưởng nhớ đến sự đức độ của Đức Phật Soma Panhdita – tiền thân của vị Phật Thích Ca.

2. Ý nghĩa văn hóa và triết lý nhân sinh của lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Mọi người vẫn hay truyền tai nhau, lễ hội Ok Om Bok là một sản phẩm văn hóa tâm linh xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp của đồng bào Khmer. Nhưng ít ai biết rằng nguồn gốc ra đời của lễ hội này xuất phát từ câu chuyện cổ kể tập tục cúng thần lúa Preas Mê.

Hay, truyền thuyết kể về tiền kiếp của Phật Thích Ca trong Phật giáo Nam tông  gắn với lễ hội Ok Om Bok. Truyện kể về trong một kiếp của Đức Phật hóa thân thành một chú thỏ trắng có tên là Soma Panhdita sống quanh bờ sông Hằng (Hindu giáo gọi là sông Ganga). Vào ngày rằm tháng 12 Phật lịch, đã hiến dâng bản thân mình làm thức ăn cho một vị hành khất đang rất đói (Ngọc Hoàng hóa thân để thử lòng) vì không muốn phải sát sanh bất kỳ ai. Cảm động trước tấm lòng, đức hạnh của thỏ trắng, Ngọc Hoàng đã dùng nước từ bảy ngọn núi vẽ hình thỏ lên Mặt Trăng như một lời cảm tạ về nghĩa cử cao đẹp này. Từ đó, vào độ ngày này, đồng bào Khmer tổ chức lễ Cúng trăng để tưởng nhớ đến nghĩa cử cao đẹp của Phật Thích Ca trong tiền kiếp.

  • Thời gian, địa điểm và các hoạt động chính diễn ra trong phạm vi lễ hội

Lễ hội Ok Om Bok thường được tổ chức vào ngày 14 và ngày 15 tháng Ka-Đấk (tức tháng 12 theo lịch pháp của người Khmer Nam Bộ), nhằm vào khoảng từ ngày 13 đến ngày 16 tháng mười âm lịch  hằng năm.

Không như những lễ hội dân gian khác, Lễ hội Ok Om Bok có phần lễ và phần hội được tổ chức riêng biệt vào ban ngày và ban đêm. Ban ngày, người dân ở đây sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi sôi nổi với những trò chơi dân gian còn khi màn đêm buông xuống, trăng lên cao, đây sẽ là lúc họ tổ chức những nghi thức cúng bái riêng biệt.

Ngày đầu tiên của lễ hội, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi không khí náo nhiệt với các trò chơi như kéo co, đập nồi, đi cà kheo hay chạy việt dã và đánh bóng chuyền. Đặc biệt, hội đua ghe Ngo là hoạt động thu hút nhất trong ngày này. Đã đến đây tham gia bạn đừng nên bỏ lỡ nhé!

Hội thi đua ghe Ngo

Ngày thứ hai, ít náo nhiệt hơn bởi các nghi lễ đa số được diễn ra ban đêm. Thời điểm diễn ra nghi lễ này là vào khoảng 19h khi trăng đã bắt đầu lên cao. Trong ngày này, nghi lễ quan trọng nhất là lễ Cúng trăng. Nghi lễ này thường được tổ chức tại nhà, chùa hoặc các điểm sinh hoạt cộng đồng trong phum sóc như Ao Bà Om – một trong những thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh. Sau nghi lễ này là người dân sẽ tiến hành nghi lễ Đút cốm dẹp bằng tay. Điều này thể hiện cho sự dư dả và sung túc theo quan niệm của người Khmer.

Tiếp đến là hai nghi lễ cuối cùng trong Lễ hội này là Lễ đưa nước hay còn gọi là thả đèn nước và Lễ thả đèn gió.

Chẳng cần phải đến Thái Lan xa xôi, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng lễ thả đèn gió và gửi gấm những ước nguyện lên cung trăng với Lễ hội Ok Om Bok ở tỉnhTrà Vinh

Những chiếc đèn nước mang theo ước nguyện, lời chúc về một mùa màng bội thu được người dân thả trôi theo dòng sông.

Những ngọn đèn mang theo ước nguyện là cho không gian trở nên vô cùng lung linh và sống động

 Vanhoahoinhap.com tin rằng đây chắc chắn rằng sẽ là dấu ấn khó quên.

3. Lễ hội Ok Om Bok năm nay có gì Hot?

Năm nay, trong khuôn khổ của “Tuần lễ Văn hóa, du lịch – liên hoan ẩm thực Nam Bộ gắn liền với Lễ hội Ok Om Bok của tỉnh Trà Vinh” sẽ được diễn ra từ ngày 21 đến ngày 27 với quy mô cấp tỉnh với sự tham gia của các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với 17 hoạt động vô cùng hấp dẫn. Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng Vahoahoinhap.com lên đường để đến với Trà Vinh và cùng chìm mình vào không gian văn hóa ẩm thực – tâm linh vô cùng đặc sắc này.

Đây không những là cơ hội cho bạn tham gia trực tiếp vào không gian lễ hội mà còn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị khác như dự án Con đường Bích họa tại Làng văn hóa du lịch Khmer, hội chợ Xúc tiến thương mại, …

Hải My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *